Quản lý chất lượng mối nối coupler

Ren-thep-sau-khi-gia-cong-1

Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng mối nối bằng ống ren (coupler)

1. Mục đích

Quy trình đưa ra nhằm quy định phương pháp khoa học, thống nhất và cụ thể về các công đoạn kiểm tra sản phẩm, sản xuất và gia công các mối nối để đảm bảo tạo ra mối nối đồng bộ, đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất theo các tiêu chuẩn đề ra.

2. Phạm vị áp dụng

Quy trình áp dụng cho qua trình kiểm tra sản phẩm ống ren trước khi đưa vào sử dụng và quá trình gia công, lắp đặt và kiểm tra các mối nối ren.

3. Căn cứ pháp lý của quy trình

  • Tiêu chuẩn Việt nam : TCVN 8163-2009

4. Quy trình kiểm tra chất lượng ống nối ren (coupler)

Trước khi đưa vào sử dụng ống ren của công ty phải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, nhiều công đoạn nhằm đưa ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, quy trình như sau:

4.1 Kiểm tra hình dạng, kích thước và trạng thái bề mặt ống ren (coupler)

Ống ren (coupler) ngay khi nhập vào kho được công ty kiểm tra sự phù hợp của chứng từ, chứng chỉ chất lượng và mã hàng, số lô cẩn thận sau đó kiểm tra hình dạng kính thước, trạng thái bề mặt theo bảng 4 tiêu chuẩn TCVN 8163:2009 như sau:

STT Nội dung kiểm tra Dụng cụ đo Yêu cầu kiểm tra
1 Chất lượng bề mặt Bằng mắt thường Không bị rạn nứt hoặc có các khuyết tật khác mà mắt thường nhìn thấy được
2 Chiều dài và đường kính ngoài Thước cặp hoặc các loại thước chuyên dụng Chiều dài và đường kính ngoài phù hợp với yêu cầu thiết kế
3 Tiết diện và đường kính chân ren Dụng cụ đo chuyên dụng Có thể vặn vào ống ren thuận lợi cả hai chiều và đạt đến độ dài thích hợp.

Calíp ren nút không thể vặn qua được ren trụ trong của ống ren nhưng lại cho phép vặn vào được một phẩn ở hai đầu ống ren, lượng vặn vào không quá 3P

Coupler 1

coupler 3

4.2 Kiểm tra tính chất cơ lý tính của ống ren (coupler)

  • Sau khi đã tiến hành kiểm tra hình dạng kính thước bề mặt ống ren. Các ống ren không đạt sẽ được loại bỏ. Những ống ren còn lại được chọn ngẫu nhiên đem đi thí nghiệm.
  • Số lượng mẫu thí nghiệm như sau:

+ Số lượng một tổ 3 cái

+ Mỗi một lô thí nghiệm một lần

  • Thử nghiệm xác định giới hạn bền kéo: Để xác định giới hạn bền kéo thực tế của mối nối. Giới hạn bền kéo của mối nối phải phù hợp với yêu cầu về cường độ trong bảng 6 của tiêu chuẩn TCVN 8163 : 2009 như sau:

Mối nối cấp I

Mối nối cấp II
Giới hạn bền kéo Rmnm ≥ Rm hoặc Rmnm ≥ 1.05 Ra Rmnm ≥ Ra

Bảng 6 – Cường độ kéo của mối nối

Chú thích: Ra: Giới hạn bền kéo nhỏ nhất của cốt thép

 

  • Nếu kết quả đạt như yêu cầu chất lượng từng loại theo quy định thì đưa vào sử dụng. Trường hợp thí nghiệm lần 1 không đạt kết quả như yêu cầu, thì chọn mẫu với số lượng gấp đôi lần 1. Nếu kết quả lần 2 đạt thì đưa vào sử dụng còn kết quả không đạt thì trả lại nhà sản xuất để nhập lô hàng khác.

Thí nghiệp coupler

5. Quy trình sản xuât và kiểm soát chất lượng của đầu ren cốt thép

5.1 Quy trình sản xuất đầu ren cốt thép

– Công nhân vận hành phải dùng máy cắt sắt có lưỡi đá cắt bỏ đoạn đầu thép bị cong vênh (nếu có). Thanh thép có đoạn đầu thẳng lớn hơn 0.45m.

– Điều chỉnh đường kính của dao cắt gọt gân, trục lăn và công tắc hành trình cho phù hợp với đường kính cốt thép cần tạo ren.

– Đưa thanh thép đã được cắt bằng đầu vào giá kẹp của máy lăn ren và nhấn nút điều khiển để máy hoạt động đồng thời quan sát và dùng tay gạt đưa lưỡi giao tiếp xúc từ từ với đầu thanh thép để cắt bỏ lớp gân cho đến khi cắt xong và lưỡi giao tự động mở ra, tiếp tục dùng tay gạt đưa trục lăn tiếp xúc với đầu thanh thép một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi trục lăn đã tạo đủ chiều dài cho ren thi bộ điều khiển tự động quay trục lăn ngược lại, lúc này dùng tay gạt đưa trục ra khỏi đầu ren. Dùng mắt kiểm tra xem ren có bình thường hay không, khi xảy ra bất thường cần dùng coupler, thước đo hoặc đầu thử ren để kiểm tra. Nếu đầu ren không đạt phải cắt bỏ đầu ren lỗi và điều chỉnh lại máy để đạt được đầu ren đúng với yêu cầu.

– Sau khi tạo ren xong cho cốt thép, công nhân chuyển vào vị trí thuận tiện và tránh va chạm mạnh giữa đầu ren để chuyển tới vị trí lắp đặt hoặc lưu kho.

lan-ren-coupler-4 Ren-thep-sau-khi-gia-cong-1

5.2 Quy trình kiểm soát đầu ren cốt thép

– Đầu ren cốt thép được tạo ra phải đáp ứng yêu cầu trong bảng 5 Tiêu chuẩn TCVN 8163: 2029 như sau:

STT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Chất lượng bề mặt Ren đều, tổng chiều dài các phần ren có chiều rộng phần ren bị sứt mẻ vượt quá 0.25P không vượt quá chu vi của 1 ren trụ.
2 Độ dài đầu ren Độ dài đầu ren phải đáp ứng được yêu cầu của thiết kế. Với kiểu nối tiêu chuẩn, độ dài này bằng ½ chiều dài ống nối ren và có sai số cho phép là ± 1P.
3 Đường kính trong của ren trụ Có thể vặn vào 1 cách thuận lợi và đạt được chiều dài vặn 1 cách thích hợp.
  • Các loại đầu ren có kích thước đường kính khác nhau phải được phân loại và sắp xếp riêng biệt để thuận lợi cho việc sử dụng.
  • Kiểm tra chất lượng bằng mắt thường không sử dụng dụng cụ phóng đại.
  • Khi gia công, các đầu ren hoàn chỉnh được phân thành các lô để kiểm tra chất lượng. Một lô không quá 500 đầu ren, phương pháp kiểm tra như sau:

+ Lấy ngẫu nhiên 10% sản phẩm trong 1 lô để kiểm tra theo bảng 5 tiêu chuẩn TCVN 8163:2009.

+ Nếu số lượng đầu ren kiểm tra đạt yêu cầu với tỷ lệ ≥95% thì lô sản phẩm này được coi là đạt yêu cầu chất lượng và các đầu ren không đạt yêu cầu bị loại bỏ. Tuy nhiên, các đầu ren khi sử dụng không đạt yêu cầu vẫn phải loại bỏ.

+ Nếu số mẫu kiểm tra đạt yêu cầu với tỷ lệ ≤95% thì phải kiểm tra lại với số lượng mẫu gấp đôi(20%). Nếu sau khi kiểm tra lại, số lượng mẫu đạt yêu cầu trong lô vẫn nhỏ hơn ≤95% thì phải kiểm tra lại từng đầu ren. Các sản phẩm đạt yêu cầu được giữ lại để đưa vào sử dụng, các sản phẩm không đạt yêu cầu bị loại bỏ.

6. Quy trình lắp đặt và kiểm tra chất lượng mối nối thép cốt tại hiện trường

6.1 Thi công mối nối trên công trường

Các bước thực hiện thi công trên công trường được tiến hành như sau:

a. Tiến hành gia công đầu cốt thép bằng máy chuyên dụng;

b. Gia công tạo ren đầu cốt thép;

c. Lắp dựng mối nối cốt thép trên kết cấu công trình bằng ống ren: Mối nối được lắp ghép theo trình tự như sau:

– Dùng kalê hoặc kìm chuyên dụng để vặn chặt mối nối, nên vặn sao cho hai đầu ren được chạm kích vào nhau ở vị trí chính giữa của ống ren.

– Sau khi đã xiết chặt mối nối, phải dùng clê lực để kiểm tra độ chặt của mối nối. Trị số môment lực vặn chặt phù hợp với quy định theo tiêu chuẩn TCVN8163:2009.
Tỷ lệ % của tổng diện tích cốt thép chịu lực được nối trên một mặt cắt phù hợp theo những quy định sau:

– Mối nối cốt thép nên bố trí ở những vị trí có ứng suất chịu kéo nhỏ trong cấu kiện, kết cấu. Khi cần thiết phải bố trí mối nối ở những vị trí có ứng suất cao thì trong một mặt cắt không được sử dụng quá 50% mối nối cấp II và không hạn chế tỷ lệ % với mối nối cấp I.

– Ở những vị trí ứng suất chịu kéo của cốt thép tương đối nhỏ hoặc cốt thép chịu nén theo chiều dọc thì không hạn chế tỷ lệ % mối nối sử dụng trong cùng một mặt cắt;

– Trong cấu kiện, kết cấu trực tiếp chịu tải trọng động, tỷ lệ % của mối nối sử dụng không được vượt quá 50%.

Coupler-noi-coc-khoan-nhoi-2 Coupler-noi-cot-2

6.2 Nghiệm thu mối nối tại hiện trường

Trong cùng một điều kiện thi công, dùng mối nối cùng cấp, cùng sử dụng một loại vật liệu cho mối nối thì một lô nghiệm thu không quá 500 mối nối.

Đối với mỗi lô trước khi nghiệm thu phải kiểm tra xác suất mômen vặn chặt với số lượng ≥ 10% số mối nối trong kết cấu công trình. Điều kiện để xác định lô kiểm tra là đạt yêu cầu nếu ít nhất 95% mẫu kiểm tra phù hợp với quy định trong bảng 8 dưới đây. Nếu khi kiểm tra không đạt yêu cầu thì phải lấy gấp đôi số lượng mẫu để kiểm tra lại. Nếu vẫn ít hơn 95% số mẫu kiểm tra không thỏa mãn điều kiện hợp chuẩn thì phải vặn lại toàn bộ mối nối trong lô ấy cho đến khi lấy mẫu đạt điều kiện hợp chuẩn.

Đường kính cốt thép (mm) ≤ 16 18 đến 20 22 đến 25 28 đến 32 36 đến 40
Moomen vặn nhỏ nhất N.m) 100 180 240 300 360
Chú thích: Khi đường kính thép cốt khác nhau thì lấy Moomen vặn tương ứng với đường kính thép cốt nhỏ hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *